LIÊN HỆ (0973.422.364 MR. HIẾU)

Quý khách hãy truy cập vào SACHVANG.VN để mua hàng với giá gốc và nhận được thật nhiều ưu đãi khi mua trọn bộ sản phẩm.
Home » » Tìm hiểu về Yoseikan Budo

Tìm hiểu về Yoseikan Budo

Written By Unknown on Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014 | 20:07

Vào thập niên 1920 lúc sư tổ Ueshiba bắt đầu mở trường, ông ấy hay tham dự và biêủ diễn tại nhiều hiệp hội võ thuật. Trong những dịp đó, ông đã quen và kết bạn với Jigoro Kano, sáng lập viên của Judo. Lúc đó, Aikido vẩn còn được gọi là Aikijujitsu.


Sau 1 cuộc biểu diễn, thầy Kano đã thấy rõ hiệu lực của Aikijujitsu nên đã gửi 2 học trò giỏi sang tập với sư tổ. Hai người được gửi đi là Minoru Muchizuki và Jiro Takeda. Muchizuki rất có khiếu về võ thuật nên học rất mau và được sư tổ mến chuộng. Sau 1 thời gian tập, sư tổ đã có ý định gả con gái cho Mochizuki nhưng sự tình không thành.

Khoảng 1-2 năm sau, Mochizuki đã được sư tổ chính thức ban cho giấy phép ''menkyo kaiden'' cùng 2 cuốn sách ''bí thuật'' (Goshinyo no te, hiden ogi no koto). Có rất ít người được sư tổ cấp cho ''chứng chỉ'' và 2 cuốn sách này (dưới 10 người). Khoảng 1931, Mochizuki đã mở võ đường riêng và sư tổ khi đi qua đó hay ghé thăm chò chuyện.

Mochizuki, ngoài Judo và Aikijujitsu ra, cũng đã học khá nhiều võ khác. Ổng ấy có học Karate (shotokan), Kendo, Katori Shinto-ryu (môn võ này dạy nhiều về vũ khí như Naginata, thương, song côn, kiếm Nhật,...) và Shindo Muso Ryu jojutsu. Hệ phái Jujitsu này khá đầy đủ và có dạy luôn vũ khí như thương dài, thương ngắn, kiếm (Iaido), gậy dài/ngắn, vv... Thầy Mochizuki thích nhất là Judo và Aikido.

Vì vậy Yoseikan không phải chỉ có Aikido. Yoseikan bao gồm những loại võ đã nêu trên. Ngoại trừ Judo ra, những võ kia cũng được thầy Mochizuki sửa đổi: Karate Yoseikan áp dụng nhiều thế taisabaki của Aikijujitsu để né đòn trước khi phản công. Aikido/Aikijujitsu Yoseikan kiểu Việt Nam thì áp dụng rất nhiều atemi, có côn ngắn, kiếm và hầu như không có Ura hoặc khái niệm làm mất thăng bằng...

Những người học Yoseikan sẽ ''chuyên môn'' về 1 loại võ (karate, aikido...) theo sở thích của mình, và khi lên đai cao sẽ kết hợp 1 ít thế của những võ khác với nhau. Vì vậy mà ở ngoại quốc cứ thấy võ đường Yoseikan ở mọi nơi, chỗ thì là Karate, chỗ là aikido, làm 1 số người bị lầm tùm lum.

Tuy không học với sư tổ nữa nhưng Mochizuki vẫn giữ liên lạc. Vào đầu thập niên 50, khi Judo bắt đầu được phổ biến tứ xứ, Mochizuki được chính phủ Pháp mời sang để huấn luyện lực sĩ và HLV của họ (1951).

Ở xứ người, Mochizuki chú trọng huấn luyện Judo nhiều hơn vì môn võ này đã trở thành 1 môn thể thao trong Thế vận hội. Trong 1 giải vô địch Judo Âu Châu, trong giờ nghỉ giải lao giữa 2 cuộc đấu, Mochizuki đã biểu diễn Aikido cho khán gỉa xem.

Ông ấy đã chọn 1 số Uke và đưa họ vũ khí như gậy, bokken, dao và nói họ thật tình tấn công. Ông ấy đã đánh quăng họ, nhưng không ngờ là 1 nhóm truyền hình Mỹ đã quay trọn bộ cuộc biểu diễn đó và đã phát hình khắp thế giới mấy tháng sau. Nhờ vậy, sensei Mochizuki được nổi tiếng và đã nhận được nhiểu thư mời sang xứ khác để huấn luyện môn võ đó (lúc đó họ chỉ thấy biểu diễn chứ chưa biết võ đó tên là gì. Một số người cứ tưởng là Judo).

Cũng vì cuộc biểu diễn đó mà thầy Mochizuki đã bị khá nhìêu người tới gây sự tỷ đấu để xem hư thật ra sao. Cuối cùng thì sensei đã thắng hết nhưng phải áp dụng tất cả những gì sensei đã học từ những võ khác chứ không phải chỉ dùng đòn aikido không.

Sự việc này đã được ''bật mí'' mấy năm sau, khi sensei về lại Nhật, và đến thăm sư tổ. Trong số những người tới tỉ thí với sensei thì có những vô địch đô vật (greco-roman wrestling), quyền anh (box) và võ tây (savate, hơi hơi giống box và karate nhưng cũng có đòn ba tông nữa). Theo sensei nói thì Aikido/aikijujitsu trở nên vô dụng với dân đô vật (wrestling) và ít hiệu quả với Savate tây. Sensei đã phải áp dụng nhiều đòn Judo và Kendo để thoát khỏi những lúc nguy cơ.

Để cho đọc gỉa biết, đòn Aikido Yoseikan khá khác đòn Aikido và giống đòn của Daitoryu Aikijujitsu hơn. Tên cũng khá khác và Taisabaki thì khác rất nhiều.

Sensei đã nói với sư tổ như vậy để sư tổ ''biến chế'' 1 số đòn mới nhưng ai ngờ sư tổ đã không lo ngại tới chuyện này mà còn buồn rầu với sensei vì sensei lúc nào cũng nghĩ tới thắng thua chứ không nghĩ tới cái khác...

Lúc đó Mochizuki đã có con và con cũng đã nối gót cha. Hiroo Mochizuki (con) thì thích Karate hơn nhưng vẫn học những môn võ kia.

Vào khỏang 1963, Hiroo Mochizuki đã được chính phủ Pháp mời sang bên ấy cư ngụ. Chính sách của Pháp thời bấy giờ là mời thầy Nhật trẻ, độc thân và có tương lai sang cư ngụ bên đó. Chủ yếu của họ là những ''chàng trai trẻ'' đó sẽ ở lại xứ họ, lấy quốc tịch và sẽ là nền tảng của 1 thế hê võ sĩ mới. Chính sách này khá hữu hiệu vì Hiroo đã lấy vợ đầm và sinh con. Mấy người này bây giờ tây hơn là Nhật nữa.

Mochizuki con (Hiroo) đã là HLV đội tuyển quốc gia Karate Pháp vào thập niên 70 và đã đoạt giải vô địch thế giới năm 1973.

Theo Hiroo Mochizuki, cũng trong thời gian này cha ông đã giao trách nhiệm kết hợp những môn võ ''Yoseikan'' để làm thành 1 môn võ mới. Có thể vì vậy mà về sau này, Yoseikan Karate hay Yoseikan Aikido không còn nữa mà đã được đổi tên thành Yoseikan Budo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN